Màu áo lính thắp sáng nẻo thiện
Ngày 20.11,ầycômangquânhàmXemhọctròlầmlạcnhưconruộtđểcảmhótruyện gió ấm không bằng anh thâm tình Trường Giáo dưỡng số 3 (Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng - Bộ Công an) tổ chức hội nghị "Gia đình học sinh" nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20.11.
Giữa tiết trời se lạnh, không khí tại Trường Giáo dưỡng số 3 (đóng ở xã Hòa Phú, H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) trở nên ấm áp, bởi lẽ hôm nay các học sinh lầm lỗi được đoàn viên với phụ huynh sau thời gian dài xa cách.
Loay hoay nhìn về dãy bàn của phụ huynh để tìm kiếm sự ấm áp từ người thân, em Võ Mạnh Nguyên (quê Phú Yên) buồn bã vì đã lâu lắm rồi gia đình không có ai đến thăm.
Ngày Nguyên chưa tròn 3 tuổi thì mẹ qua đời, bỏ lại Nguyên và em trai 2 tuổi bơ vơ… Theo lời kể của Nguyên, sau đó bố cũng có gia đình riêng. Ở cùng ông bà nội, Nguyên phải lao động từ lúc còn rất nhỏ, rồi trượt dài vào những cuộc tụ tập với bạn bè. Vì không có tiền tiêu xài nên Nguyên cùng 2 người bạn đã tổ chức cướp giật tài sản.
"Sau đó 2 người bạn lớn tuổi hơn lãnh án tù tại trại giam, còn em được đưa vào trường giáo dưỡng", Nguyên kể.
Hơn 90 phụ huynh đến từ các tỉnh miền Trung - Tây nguyên xúc động rơi nước mắt khi được Trường Giáo dưỡng số 3 tổ chức gặp gỡ, thăm con sau nhiều năm xa cách
HUY ĐẠT
Nhớ lại ngày đứng trước tòa nghe luận tội, Nguyên hướng ánh mắt về bà nội già yếu, suy kiệt trước lỗi lầm của đứa cháu nội mồ côi mẹ. "Lúc đó em đã rất hối hận về hành vi của mình và rất sợ không biết bản thân sẽ sống như thế nào ở trường giáo dưỡng", Nguyên kể.
Bước chân vào Trường Giáo dưỡng số 3 khi chưa đầy 14 tuổi, nhận được sự yêu thương của các thầy cô đã khiến Nguyên cải tạo tốt hơn hằng ngày.
"Mới đầu vào trường thấy sắc phục màu xanh em đã rất sợ, nhưng sau đó em đã yêu quý các thầy cô. Thầy cô là người đã cảm hóa em, hướng em đến những điều tốt đẹp và dần dần đưa em về nẻo thiện", Nguyên tâm sự.
Vào Trường Giáo dưỡng số 3 với hành vi tổ chức sử dụng chất ma túy, em Huỳnh Văn Thịnh (quê Bình Định) từ nhỏ đã thiếu tình cảm cha mẹ sau khi cha mẹ ly hôn.
Nhớ lại ngày mới nhập trường, với tính cách lầm lì, ít nói, Thịnh là học sinh khó dạy của lớp. Sau thời gian được đại úy Lê Anh Bảo Quốc (cán bộ Trường Giáo dưỡng số 3) kiên trì gần gũi, giải tỏa áp lực tâm lý cho cậu học trò bướng bỉnh, Thịnh đã ngoan ngoãn và cải tạo rất tốt.
Đến nay, Thịnh xem các thầy cô ở trường như là người cha, người bạn để giúp Thịnh có những suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống.
"Thầy cô trường giáo dưỡng như những người cha, người mẹ ngày ngày kiên trì dạy dỗ chúng em. Với sự kỷ luật và tình thương đã giúp các em nhận ra giá trị của cuộc sống và mong muốn được trở về gia đình để làm một người con có hiếu, có ích cho xã hội. Thầy cô đã thay đổi cuộc đời em...", Thịnh xúc động.
Học sinh Trường Giáo dưỡng số 3 học nghề, vui chơi tập thể tại trường
HUY ĐẠT
Xem học trò lầm lỗi như những đứa con ruột
Đại úy Lê Anh Bảo Quốc (cán bộ Trường Giáo dưỡng số 3) cho biết, các em khi được đưa vào trường đều đã thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật như: cướp giật tài sản, giết người, trộm cắp, hiếp dâm… Vì vậy tâm lý và hành vi của các em rất bất thường.
"Không thể nói dùng hết tình thương để cảm hóa, chúng tôi đã sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ dựa vào tâm lý của mỗi em. Mục đích lớn nhất là chỉ ra cho các em thấy được chuyện đúng - sai, từ đó các em có thể điều khiển được hành vi của mình", đại úy Quốc nói.
"Chúng tôi sẽ dạy các em tập suy nghĩ về tương lai. Chúng tôi hay tâm sự và cùng các em đưa ra những kế hoạch cho bản thân sau này, vì các em còn quá trẻ…",
Đại úy Lê Anh Bảo QuốcSau 12 năm công tác, đại úy Lê Anh Bảo Quốc trở thành "người gieo mầm thiện" với nhiều thế hệ học sinh. Thầy Quốc cho biết, rất nhiều học sinh đã được thầy cô rèn giũa giờ đây quay về với gia đình, xã hội đã trở thành người tốt.
Cùng gia đình sinh sống tại đơn vị để dạy học sinh lầm lạc, trung tá Đặng Thị Hải Vân có hơn 20 năm thực hiện nhiệm vụ "người lái đò thầm lặng" đưa những đứa trẻ lầm lạc quay về với nẻo thiện.
"Nhiều lúc buồn lắm vì học sinh mình chưa tốt, nhưng thầy cô sẽ không bỏ cuộc. Vì mình nghĩ rằng nếu mình bỏ rơi các em thì dường như các em không còn nơi nào có tình thương để bám víu. Xem các em như những đứa con ruột của mình để cảm hóa bằng tình thương của người mẹ… tuy nhiên nhiều lúc phải dùng "biện pháp mạnh" nhưng sau đó vẫn gần gũi như mẹ với con", trung tá Vân kể.
Theo trung tá Đặng Thị Hải Vân, điều quan trọng nhất để dạy, cảm hóa các em học sinh lầm lỡ là phải biết thông cảm, không phán xét và dùng tình thương để gần gũi các em.
"Ở ngoài xã hội, các em khi vi phạm pháp luật thì bản thân và gia đình đã bị phán xét nên các em đều có tâm lý chán nản, khó thoát khỏi quá khứ… Chúng tôi luôn nhẫn nại, dùng tình yêu thương của mình cảm hóa những đứa trẻ đang chông chênh giữa những ngã rẽ cuộc đời. Vì vậy theo tôi nẻo thiện được thắp sáng từ tình thương", trung tá Đặng Thị Hải Vân nói.
"Hiện nay tội phạm dần trẻ hóa đang là nỗi lo của cả xã hội. Vì vậy, vai trò của gia đình rất lớn trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, tính cách một đứa trẻ. Tôi nghĩ rằng, dù cuộc sống có lắm bộn bề, lo toan nhưng các bậc cha mẹ phải sắp xếp dành thời gian để quan tâm, chăm sóc con cái. Đừng chỉ mãi lo công việc mà bỏ bê những đứa trẻ… rồi một ngày nước mắt chảy dài thì đã muộn".
Nữ trung tá Đặng Thị Hải Vân nhắn nhủ