Một nghiên cứu mới xác nhận niên đại của những dấu chân hóa thạch tại Công viên Quốc gia White Sands ở New Mexico (Mỹ) bằng hai phương pháp khác nhau đã chứng minh con người đặt chân đến châu Mỹ từ rất lâu.
Các nhà nghiên cứu cho biết các dấu chân có niên đại khoảng 21.000 đến 23.000 năm trước,ườicómặtởchâuMỹtừnămtrướnghị luận về bạo lực học đường dựa trên carbon phóng xạ và kỹ thuật xác định niên đại bằng quang học, cho thấy Homo Sapiens (người tinh khôn) đã đến Bắc Mỹ trong điều kiện khắc nghiệt nhất của thời kỳ băng hà cuối cùng. Đó lá thời kỳ những tảng băng khổng lồ bao phủ những vùng đất rộng lớn của châu Mỹ - vươn xa về phía nam tới tận Illinois.
Một nghiên cứu vào năm 2021 của các nhà nghiên cứu này cũng xác định niên đại của các dấu chân, dựa trên những hạt giống thực vật nhỏ bé nằm trong lớp trầm tích có niên đại khoảng 21.000 đến 23.000 năm trước. Điều này vấp phải sự hoài nghi từ một số nhà khoa học, những người đặt câu hỏi về kết luận niên đại.
Jeff Pigati, nhà nghiên cứu địa chất tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ở Denver và đồng nghiệp, cho biết: "Mọi kỹ thuật xác định niên đại đều có điểm mạnh và điểm yếu nhưng khi các kỹ thuật xác định đều hội tụ ở cùng một điểm thì độ tuổi thu được sẽ đặc biệt rõ ràng". Pagatti là tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.
Đồng tác giả nghiên cứu Kathleen Springer, cũng là nhà địa chất nghiên cứu của USGS, cho biết thêm: "Kết quả ban đầu của chúng tôi gây tranh cãi và chúng tôi biết rằng cần đánh giá độc lập độ tuổi hạt giống để lấy được niềm tin của cộng đồng. Bài báo này chính là hoạt động chứng thực".
Homo Sapiens xuất hiện ở châu Phi hơn 300.000 năm trước, sau đó lan rộng ra toàn thế giới. Các nhà khoa học tin rằng loài người từ châu Á đến châu Mỹ bằng cách đi bộ qua vùng đất liền từng nối Siberia với Alaska.
Theo đồng tác giả nghiên cứu Matthew Bennett, giáo sư khoa học môi trường và địa lý tại Đại học Bournemouth (Anh), bằng chứng khảo cổ học trước đây cho rằng con người đặt chân đến Bắc Mỹ khoảng 16.000 năm trước nay đã lạc hậu.
"Người bản địa đã ở đó sớm hơn chúng ta từng nghĩ, trước khi kết thúc thời kỳ băng hà cuối. Vẫn chưa xác định chắc chắn họ đến đó bằng đường nào và bằng cách nào", Bennett nói.
Kỹ thuật carbon phóng xạ được sử dụng để xác định tuổi của vật liệu hữu cơ có niên đại khoảng 60.000 năm dựa trên sự phân rã của đồng vị gọi là carbon-14, một biến thể của nguyên tố carbon. Các sinh vật sống hấp thụ carbon-14 vào mô của chúng. Sau khi một sinh vật chết đi, đồng vị này biến đổi thành các nguyên tử khác theo thời gian, cung cấp thước đo để xác định tuổi.
Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng quang học để xác định niên đại. Phương pháp này xác định tuổi của một vật thể bằng cách đo năng lượng mà nó đã giữ lại kể từ khi bị chôn vùi. Người ta phát hiện ra rằng các lớp trầm tích chứa dấu chân người có niên đại tối thiểu khoảng 21.500 năm.
Tổng cộng có 61 dấu chân được tìm thấy. Pigati cho biết: "Mọi người đi bộ trên một vùng đất khô và ướt, có bùn, phù sa và cát ở môi trường ven hồ này". Springer nói thêm: "Và cũng giống như ngày nay, nếu bất kỳ ai đi bộ trong hoàn cảnh tương tự, dấu chân của họ sẽ được lưu giữ nếu được bao phủ bởi một lớp trầm tích".
Nghiên cứu này giúp làm sáng tỏ câu chuyện lớn về quá trình tiến hóa của loài người nhưng vẫn còn nhiều điều chưa biết về châu Mỹ .
Không rõ liệu con người đến châu Mỹ bằng thuyền hay đi qua phần đất liền từ châu Á. Vẫn chưa rõ liệu một hay nhiều quần thể người hiện đại vào thời kỳ đó đã thực hiện cuộc hành trình dài như thế nào.
Jennifer Raff, Phó giáo sư tại Đại học Kansas và là tác giả cuốn sách Origin: A Genetic History of theAmericascho biết những phát hiện về dấu chân là một "vấn đề lớn". Cô nhận định: "Châu Mỹ là bước cuối cùng trong hành trình xuyên thế giới của con người".